Top 10 bệnh gây co giật thường gặp nhất
Co giật là một
quá trình phóng điện kịch phát, bất thường, đồng bộ từ một nhóm nơron của hệ thần
kinh trung ương. Những cơn co giật có thể thay đổi từ một hành động giật mạnh
tay chân, cơ thể đến những hiện tượng khu trú kín đáo, khó nhận biết. Co giật
là kết quả của sự mất cân bằng giữa hai quá trình: kích thích và ức chế của hệ
thần kinh. Có nhiều yếu tố khởi phát cũng như nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn co
giật. Mỗi bệnh gây co giật có những nét đặc trưng riêng biệt.
Khoảng 5 – 10 %
dân số sẽ có ít nhất một cơn co giật trong đời. Tần suất cơn co giật thường xảy
ra ở trẻ em và người lớn tuổi. Các bệnh gây co giật thường gặp ở giới nam, ở những
người lao động trí óc, làm việc nặng, làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn,…
Thông thường,
khi chúng ta chứng kiến một người bị co giật thì tâm lý chung là sợ sệt, hoảng
loạn, bối rối không biết phải làm gì. Hoặc có một số người vắt nước chanh đổ
vào miệng, cạo gió, thoa dầu nóng,… cho người bị co giật. Đó là những hành động
sai. Việc làm cần thiết đầu tiên khi thấy một người lên cơn co giật là lấy cây
đè lưỡi để người ấy không cắn phải lưỡi. Tiếp theo, tùy từng trường hợp cụ thể
mà xử trí sơ cứu rồi nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Sau đây là 10 bệnh gây co giật thường gặp nhất và đặc
điểm riêng biệt của từng thể bệnh để mỗi người chúng ta có thể nhận biết được:
1. Động kinh
Bệnh gây co giật thường gặp nhất là động kinh. Động kinh là tình trạng phóng điện quá mức từ một tổ
chức não do tự phát hoặc tổn thương, biểu hiện trên lâm sàng là những cơn co giật
ngắn. Đặc điểm cơn co giật của bệnh động kinh là diễn biến thành từng cơn, mỗi
cơn kéo dài 1 – 2 phút, có khi đến 4 – 5 phút. Trong cơn co giật, bệnh nhân mất
ý thức, mắt trợn trắng, có thể cắn lưỡi, chảy nước bọt, té ngã va đập cơ thể, gồng
cứng toàn cơ thể. Sau cơn co giật, bệnh nhân thường mất nhận biết khoảng 10
phút mới hồi phục lại được. Nguyên nhân của bệnh động kinh là do di truyền, bẩm
sinh, viêm não, chấn thương não,… Khi phát hiện một người bị bệnh động kinh, cần
đưa người đó đến khám tại chuyên khoa Tâm Thần Kinh để có hướng điều trị phù hợp.
2. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết dũng là một trong những bệnh
gây co giật thường gặp nhất. Khi nồng độ đường huyết dưới 45 – 50 mg/dl sẽ
xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết. Người bị hạ đường
huyết thường có những triệu chứng đặc trưng như: co giật, ngất, vã mồ hôi, xanh
tái, thở yếu, cơ nhão, chóng mặt, choáng váng. Tiền sử trước đó vài ngày có ăn
uống kém, làm việc quá sức, thức khuya, vận động nhiều, nhịn đói, ăn kiêng,… hoặc
những người đang bị bệnh đái tháo đường mà uống thuốc quá liều, ăn uống không đầy
đủ. Để xác định một người bị co giật do hạ đường huyết, ta thử cho người ấy uống
một ly trà đường hoặc nước ngọt, sữa, nước trái cây,… những triệu chứng trên sẽ
thuyên giảm, người bệnh sẽ từ từ thấy khỏe lại.
Hạ đường huyết |
3. Hạ Canxi huyết
Một trong 10 bệnh gây co giật thường
gặp nhất chính là hạ Canxi máu. Cơn co giật do hạ canxi huyết sẽ xuất hiện
khi nồng độ canxi trong máu dưới 7 mg/dl, còn gọi là cơn Tetanie. Triệu chứng của cơn co giật do hạ canxi máu là: co cứng các ngón tay
và ngón chân đối xứng hai bên, người bệnh khi đó không mất ý thức mà có cảm
giác tay chân như bị kiến cắn, bị kim châm. Sau đó, các sợi cơ tay giật mạnh
làm bàn tay co lại như bàn tay của một người đỡ đẻ. Mỗi cơn co giật có thể kéo
dài trên 5 phút đến 30 phút làm người bệnh mệt mỏi, có thể co cơ hô hấp gây suy
hô hấp. Tiền sử trước đó có bệnh lý tuyến phó giáp hoặc ăn uống thiếu chất
canxi, suy dinh dưỡng, suy thận, uống thuốc lợi tiểu quá liều,…
4. Rối loạn điện giải
Rối loạn điện giải
là một trong những bệnh gây co giật thường gặp nhất, bao gồm tăng hoặc hạ Natri, Kali, Magie trong máu ở mức độ nặng, dẫn
đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, gây nên những cơn co giật trên lâm
sàng. Người bệnh thường có tiền triệu buồn nôn, nôn, chóng mặt, xây xẩm, đau đầu,
ý thức bị rối loạn. Cơn co giật biểu hiện bằng sự gồng cứng toàn thân, có thể
kéo dài hàng giờ nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, khi thấy một người bị
lên cơn co giật trên 5 phút, tốt nhất là bạn nên đưa người ấy đến cơ sở y tế
càng nhanh càng tốt để có hướng xử trí phù hợp.
5. Hysteria
Hysteria là một bệnh gây co giật thường gặp nhất
ở những người có nhân cách yếu, còn được gọi là rối loạn phân
ly. Hysteria biểu hiện trên lâm sàng là những cơn co giật ngắn giống như bệnh động
kinh. Tuy nhiên, trong cơn co giật, bệnh nhân không mất ý thức mà vẫn nhận biết
những gì xảy ra xung quanh. Bệnh nhân thường nhắm mắt, không cắn lưỡi, không chảy
nước bọt, không té ngã. Sau cơn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo bình thường. Cơn co giật
thường xảy ra ở những nơi đông người. Đó là những điểm nổi bật giúp phân biệt
Hysteria với bệnh động kinh. Điều trị Hysteria chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp.
Hysteria |
6. Sốt cao co giật
Sốt cao co giật
là một bệnh gây co giật thường gặp nhất
ở trẻ em độ tuổi dưới 6 tuổi. Ở độ tuổi này, hệ thần kinh của
trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên khi bị sốt cao trên 38,5 độ C, kích thích của
yếu tố gây sốt dễ lan tỏa dẫn đến cơn co giật toàn thân. Trong cơn co giật, trẻ
bị mất ý thức, không nhận biết được những gì xảy ra xung quanh, có thể tiêu tiểu
trong quần, có thể cắn phải lưỡi. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị sốt cao co giật,
cần lấy cây đè lưỡi cho vào miệng để trẻ tránh cắn phải lưỡi. Sau đó, lau mát
cho trẻ bằng nước ấm ở nhiệt độ 37 độ C rồi đưa đến bệnh viện có chuyên khoa
Nhi gần nhất để được điều trị.
7. Tai biến mạch máu não
Co giật do tai
biến mạch máu não (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) xảy ra ở những người bị
tăng huyết áp, trước đó có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh mạch máu não. Cơn co giật
xảy ra đột ngột, không có tiền triệu. Người bệnh có thể bị yếu liệt nửa người,
méo miệng, chảy nước bọt, tiêu tiêu không tự chủ. Cơn co giật diễn biến ngày
càng yếu dần và người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê. Khi đó, cần đưa người bệnh
đi cấp cứu để được điều trị kịp thời, tránh những di chứng nặng nề về sau.
Tai biến mạch máu não |
8. Uốn ván
Uốn ván là một bệnh
gây co giật do cơ thể nhiễm phải vi khuẩn Clostridium tetani. Vi khuẩn này tiết
ra độc tố tetanospasmin ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cứng cơ vân, co giật
toàn thân. Đặc điểm cơn co giật là bệnh nhân gồng cứng toàn thân sau một kích
thích như tiếng động, ánh sáng, kích thích đau,…cơ nhai, cơ mặt, lưng, bụng,
tay, chân co cứng. Có thể cong người về trước hoặc về sau. Trong cơn co giật, bệnh
nhân hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác rất đau ở các cơ. Cần nhanh chóng đưa
người bệnh đến bệnh viện khi phát hiện bị co giật do uốn ván.
9. Hội chứng cai rượu
Những người bị
nghiện rượu khi ngưng hoặc giảm lượng rượu uống vào vì một lý do nào đó sẽ xuất
hiện hội chứng cai rượu. Khi xảy ra hội chứng cai, người bệnh sẽ có thể bị co
giật với đặc điểm cơn giật là co cứng, co giật toàn thân kèm theo run tay chân,
rối loạn ý thức, ảo giác, vã mồ hôi, tăng huyết áp. Những trường hợp nặng có thể
tiêu tiểu không tự chủ, mê sảng. Điều trị bằng cách cho người bệnh uống rượu hoặc
thuốc thay thế như thuốc an thần, thuốc ngủ kèm theo vitamin B liều cao.
Hội chứng cai rượu |
10. Ngộ độc thuốc
Có nhiều loại
thuốc nếu uống quá liều, hoặc uống đến liều gây độc sẽ dẫn đến ngộ độc thuốc và
xuất hiện triệu chứng co giật. Cơn co giật sẽ kéo dài đến khi thuốc được thải
trừ hết khỏi cơ thể. Trong cơn co giật, người bệnh có thể mất ý thức hoặc
không. Biến chứng nguy hiểm là suy hô hấp, suy tuần hoàn dẫn đến tử vong. Những
thuốc có thể gây co giật khi uống quá liều bao gồm thuốc chống động kinh, thuốc
chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn, thuốc có chứa chất kích
thích như caffein, amphetamin,…Khi phát hiện một người bị co giật do ngộ độc
thuốc, cần nhanh chóng đưa người đó đến bệnh viện để được thải trừ thuốc ra khỏi
cơ thể kịp thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét